🎨 Thái Dũng Blog

The Phoenix Project - Dự án phượng hoàng

Nói thật là một nghĩa cử yêu thương và giấu diếm sự thật là một hành động cho thấy sự chán ghét. Hoặc tệ hơn, lòng thương hại
15/10/2024
The Phoenix Project - Dự án phượng hoàng

Quy trình sản xuất (Eric 3 ways)

Bao gồm: Tối ưu dòng chảy (Maximize Flow - left to right), Tạo ra luồng feedback nhanh hơn (Faster Feedback - right to left) và Tạo ra văn hóa chấp nhận rủi ro (Risk Taking Culture)

Maximize Flow - tối ưu dòng công đoạn trong khâu sản xuất từ vật liệu thô đến sản phẩm. Hoặc có thể hiểu là từ khi phát triển sang vận hành và đến tay người dùng cuối. Để tối ưu được ta nên chia nhỏ công việc theo batch và theo những khoảng thời gian nhỏ, không bao giờ được chuyển giao lỗi từ khâu của mình tới khâu tiếp theo. Các cấu phần trong bộ máy phải làm việc để tối ưu mục tiêu chung chứ không phải tối mưu mục tiêu cục bộ. Thực hành cần thiết bao gồm: Giảm thiểu WIP (work in process), tích hợp CI/CD, xây ra một hệ thống hoặc tổ chức đủ an toàn cho những sự thay đổi (nên dành ra 20% nguồn lực cho sáng tạo, nếu fail thì vẫn fallback được về những việc thường ngày an toàn).

Faster Feedback - dòng phản hồi nhanh và liên tục từ phải sang trái ở mọi giai đoạn của chuỗi tạo giá trị (production flow ở trên) giúp chúng ta ngăn chặn các vấn đề tái diễn hoặc phát hiện và khắc phục nhanh hơn. Nhờ đó chúng ta tạo ra được chất lượng ngay từ gốc và xử lý đúng vấn đề nan giải của khách hàng cũng như bộ phận kinh doanh. Thực hành cần thiết bao gồm: Luôn ưu tiên cải thiện công việc hàng ngày hơn là làm công việc hàng ngày, dừng production line nếu fail trong việc kiểm thử lúc triển khai, Tạo ra một team SWAT để khiến feedback loop giữa các phòng ban nhanh hơn.

Risk Taking Culture - tạo ra một văn hóa nuôi dưỡng 2 thứ đó là thử nghiệm liên tục và luôn củng cố việc khuyến khích cũng như tôn vinh các cải tiến. Thử nghiệm liên tục đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận các rủi ro và học hỏi từ thành công cũng như thất bại, và hiểu rằng sự lặp lại và thực hành là điều kiện tiên quyết để đạt đến trình độ tinh thông. Điều này giúp chúng ta tăng productivity và đòi hỏi chúng ta phải làm những gì khác với day by day task hằng ngày. Thực hành cần thiết bao gồm: Tạo ra văn hóa đổi mới và chấp nhận rủi ro, xây dựng lòng tin và dành 20% thời gian để làm những việc thường ngày (ví dụ 20% thời gian cho Tech làm các feature phi chức năng).

Công đoạn công việc trong một dòng chảy tạo giá trị nên có các máy móc, nhân sự, phương pháp và phép đo khác nhau.


Thời gian chờ

Thời gian chờ - khoảng không gian/thời gian giữa các công đoạn của công việc. Thời gian chờ đối với một nguồn lực là tỉ lệ phần trăm nguồn lực đó đang bận chia cho tỉ lệ phầm trăm nguồn lực đó đang rảnh rỗi.

Ví dụ nếu một nguồn lực được sử dụng 50% thì thời gian chờ là 50/50 hay là một đơn vị thời gian. Nếu nguồn lực đó sử dụng 90% thì thời gian chờ là 90/10 hay còn dài gấp 9 lần còn nếu 99% thì dài gấp 99 lần.


Lý thuyết hạn chế (Eliyahu M.Goldatt)

Bất kỳ cải tiến nào thực hiện ở bất kỳ đâu ngoài nút thắt cổ chai đều là ảo tưởng. Thật vậy, bất kỳ cải tiến nào sau nút thắt cổ chai đều là vô ích vì nó luôn bị "bỏ đói", chờ đợi công việc từ nút thắt cổ chai. Và bất kỳ cải tiến nào thực hiện trước nút thắt cổ chai cũng chỉ dẫn đễn việc cho nhiều việc chồng chất hơn ở nút thắt cổ chai.

Sẽ thật vô nghĩa nếu xử lý những vấn đề của các công đoạn nằm trước nút thắt cổ chai, nó chỉ khiến công việc ngưng đọng nhiều hơn. Và cũng vô nghĩa không kém nếu ta xử lý những vấn đề sau nút thắt cổ chai, nó làm cho các nguồn lực sau nút thắt cổ chai quá rảnh rỗi.

Ở hầu hết các nhà máy, chỉ có một lượng nguồn lực rất nhỏ dù con người, máy móc hay nguyên vật liệu quyết định đầu ra của toàn bộ hệ thống. Nó là điểm hạn chế - nút thắt cổ chai. Chừng nào chưa tạo được một hệ thống đáng tin cậy để quản lý dòng công việc đi tới điểm hạn chế đó, thì điểm hạn chế đó liên tục bị lãng phí, nghĩa là gần như không được tận dụng.


Quotes

Nói thật là một nghĩa cử yêu thương và giấu diếm sự thật là một hành động cho thấy sự chán ghét. Hoặc tệ hơn, lòng thương hại

Anh lại giống như Jimmy luôn kêu ca về những điều không kiểm soát được

Tôi kinh ngạc vì chúng tôi đã nhanh chóng đi từ việc tin rằng "10 deploy mỗi ngày" là một giấc mơ hão huyền đến việc tự hỏi chúng tôi có thể tiến được bao xa

Làm sao chúng tôi có thể quản lý quy trình sản xuất khi không biết nhu cầu, ưu tiên, tình trạng công việc trong quy trình chung và nguồn nhân lực khả dụng là gì?

Bạn cải tiến cái gì không quan trọng miễn là bạn đang cải tiến thứ gì đó. Tại sao? Bởi nếu bạn không tiến bộ, entropy (tính ngẫu nhiên) cam đoạn rằng bạn thực ra đang tụt hậu, điều đó đảm bảo rằng chẳng có con đường nào để loại bỏ hoàn toàn các sự cố, vấn đề và thiệt hại.


Phương pháp giao tiếp tốt

Hãy hỏi mọi người câu hỏi "Một ngày xấu của bạn là như thế nào. Một ngày đẹp của bạn là như thế nào"